Đột phá trong chuyển đổi số. Cẩm nang chuyển đổi số.

MỤC LỤC

1. Chuyển đổi số có thực hiện độc lập giữa các phòng ban, bộ phận trong tổ chức được không? Nó có tạo được đột phá trong chuyển đổi số?
2. Sự thay đổi tổng thể và toàn diện trong chuyển đổi số bao gồm những nội dung gì?
3. Làm gì để tạo được đột phá trong chuyển đổi số?
4. Làm thế nào thực hiện chuyển đổi nhanh, hiệu quả, an toàn, đột phá trong chuyển đổi số
5. Làm sao theo đuổi quá trình chuyển đổi số bền bỉ, sáng tạo, hiệu quả, đột phá trong chuyển đổi số.
6. Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo có gì khác nhau?
7. Sự liên quan giữa chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh, xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số như thế nào?

Trong thời gian gần đây, mọi người thường nghe đến khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề chuyển đổi số như làm sao để đột phá trong chuyển đổi số, chuyển đổi số thực hiện độc lập một bộ phận được không?… Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tôi nhận được về chuyển đổi số.

1. Chuyển đổi số có thực hiện độc lập giữa các phòng ban, bộ phận trong tổ chức được không? Nó có tạo được đột phá trong chuyển đổi số?

Chuyển đổi số: cần tiếp cận vấn đề có hệ thống. Hình dung tổ chức, cơ quan, quốc gia như là một hệ thống. Hệ thống đồng bộ có tương tác với nhau, tương tác bên trong bên ngoài. Phòng ban này đồng bộ với phòng ban kia, liên kết thành hệ thống thống nhất. Chuyển đổi số bộ phận này chắc chắn liên quan đến bộ phận khác. Vì vậy chuyển đổi số trước tiên cần tiếp cận có hệ thống, sau đó cần chuyển đổi tổng thể và toàn diện. 

Tham khảo thêm: Chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số hiện nay

2. Sự thay đổi tổng thể và toàn diện trong chuyển đổi số bao gồm những nội dung gì?

Chuyển đổi số cần chuyển đổi tổng thể và toàn diện

Tổng thể

Trong chuyển đổi số của một tổ chức thì tất cả mọi bộ phận, mọi thành viên đều cần phải tham gia. Tổ chức có bao nhiêu bộ phận, bao nhiêu người đều tham gia chuyển đổi số.

Chuyển đổi số :

  • Đối với tỉnh: tất cả huyện, thị xã, phường, … đều tham gia chuyển đổi số.

  • Đối với trường học, doanh nghiệp: mọi phòng ban, bộ phận đều tham gia chuyển đổi số.

Toàn diện

Đối với nhà nước đó chính là chính quyền số, chỉnh phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Đối với tổ chức: tất cả các hoạt động của mình.

Ví dụ

  • Giáo dục đào tạo: có giáo dục phổ thông, mầm non, đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Chuyển đổi số toàn diện là chuyển đổi cả 4 loại giáo dục đó, tổng thể là cả 4 lĩnh vực.

Tổng thể: tất cả mọi thầy giáo, học sinh tham gia.

Toàn diện: thay đổi nội dung giáo dục đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, phương pháp dạy, … Cách dạy và học cơ bản là kết hợp cách dạy trên lớp với trực tuyến. Thay đổi quản lý, môi trường học. Tất cả những thay đổi này là thay đổi tổng thể và toàn diện trên một lĩnh vực. Từ một lĩnh vực, mở rộng ra chuyển đổi số toàn diện và tổng thể cho quốc gia.

  • Trong doanh nghiệp: Phòng Marketing làm chuyển đổi số, khách hàng hiện kết nối với nhau qua mạng thì phòng marketing cũng thực hiện chuyển đổi như làm digital marketing, marketing số. Marketing chuyển đổi nhưng bộ phận kinh doanh, kho, hậu cần, tài chính lại không có sự chuyển đổi. Từ đó, chuyển đổi số không mang lại được hiệu quả mong muốn, do vậy chuyển đổi số cần mang tính toàn diện.

Doanh nghiệp chuyển đổi số tuy nhiên thuế, thanh tra, kiểm toán khi vào làm việc với doanh nghiệp yêu cầu ký tươi, đóng dấu thì những nỗ lực chuyển đổi số bị vô hiệu hóa.

Chuyển đổi số tổng thể, toàn diện bên trong, bên ngoài. Sự thay đổi tổng thể, toàn diện phải tiến hành đồng bộ với nhau. Điều này sẽ góp phần đột phá trong chuyển đổi số.

3. Làm gì để tạo được đột phá trong chuyển đổi số?

Chuyển đổi số cần sự đồng đồng bộ, không phải là đồng loạt.

Cầm tìm ra điểm mạnh của doanh nghiệp

Chuyển đổi số không phải là đập đi làm lại mà là quá trình từng bước thay đổi hiện trạng cho đến tương lai. Để tạo đột phá trong chuyển đổi số doanh nghiệp chọn ra những lĩnh vực đột phá của mình, có thể áp dụng nguyên tắc 80/20. 80% hiệu quả mang lại do 20% nỗ lực bỏ ra. Chọn ra những nỗ lực ít nhưng mang lại hiệu quả cao đó chính là điểm đột phá. Điểm đột phá này phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, địa phương. Từ đó chọn lĩnh vực đột phá để chuyển đổi số.

Đột phá cần tìm ra điểm đặc sắc của mình. Lựa chọn, ưu tiên những công việc nào mang lại giá trị cao rất quan trọng trong việc bứt phá chuyển đổi số trong tổ chức.

Tham khảo thêm: Yếu tố chính quyết định đến sự thành công của chuyển đổi số?

4. Làm thế nào thực hiện nhanh, hiệu quả, an toàn, đột phá trong chuyển đổi số

Khi nhân sự đã có nhận thức đúng về chuyển đổi số, đủ nhân lực để thực hiện, tìm được điểm đột phá trong chuyển đổi số. Lúc này chuyển đổi số hiệu quả cần:

  • Xây dựng lộ trình cụ thể: bao gồm những việc nào sẽ làm, thời gian thực hiện, mục tiêu, đoạn đích cụ thể.
  • Cách quản trị: cần hệ thống quản trị thực thi để thực hiện lộ trình hiệu quả. Bao gồm giao việc, phân việc, việc trước sau, đánh giá hiệu quả công việc, thưởng phạt công việc.

5. Làm sao theo đuổi quá trình chuyển đổi số bền bỉ, sáng tạo, hiệu quả, đột phá trong chuyển đổi số.

Chuyển đổi số bắt đầu từ nhận thức, chuyển đổi số không phải là thêm một công việc để làm mà là thêm một cách để làm. Chuyển đổi số là phương thức đạt được mục tiêu.

Doanh nghiệp muốn tăng trưởng, thích nghi môi trường kinh doanh mới, tạo đột phá, tăng doanh thu lợi nhuận, chăm lo đời sống người lao động thì chuyển đổi số chính là một phương thức để đạt được mục tiêu đó.

Chuyển đổi số không bao giờ xong vì nó là một phương thức hiện đại, hiệu quả để đạt được mục tiêu. Doanh nghiệp còn tồn tại là vẫn luôn tiếp tục chuyển đổi số. Chuyển đổi số là phương thức phát triển, cách nghĩ, cách làm chứ không phải là thêm một công việc để làm.

Có 2 phương thức phát triển chính:

  • Số: chuyển đổi số làm sao tận dụng được thay đổi của môi trường thực số để phát triển nhanh hơn.
  • Xanh: Chính là phát triển bền vững, lâu dài trong môi trường số.

6. Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo có gì khác nhau?

Đổi mới sáng tạo

  • Hành động tập trung vào tính mới, tính cải tiến, lan truyền các ý tưởng về công nghệ.
  • Sáng tạo: tạo ra cái mới, những cái mới này có giá trị tạo ra sự thay đổi.

Chuyển đổi số: sự thay đổi cách sống, cách làm việc trên môi trường ảo với các công nghệ số. Đặc điểm của môi trường kỹ thuật số là: kết nối và dữ liệu. Đây là 2 đặc trưng lớn của thời đại bây giờ. Chuyển đổi số thay đổi cách sống và làm việc trên môi trường mới thì yếu tố mới, sáng tạo sẽ tạo ra sự thay đổi lớn.

Đổi mới sáng tạo là hồn cốt của chuyển đổi số. Dữ liệu và kết nối là hai lõi của đổi mới sáng tạo. Muốn làm ra cái gì mang tính thay đổi, đóng góp đến chuyển đổi số thì cần nghĩ đến việc khai thác đặc điểm sự kết nối và dữ liệu như thế nào. Amazon, Tiki, Lazada, Uber, Grab khi đổi mới sáng tạo đã tận dụng tốt, có chiến lược về kết nối dữ liệu.

Đổi mới sáng tạo

Đối với một tổ chức, xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo chính là tạo gốc rễ cho chuyển đổi số. Đổi mới sáng tạo là động lực lớn nhất của chuyển đổi số. Sáng tạo, mạnh dạn tìm đường đi, đòi hỏi văn hóa đổi mới sáng tạo.

Tóm lại, đổi mới sáng tạo vừa là hồn cốt vừa là động lực cho chuyển đổi số.

Tham khảo thêm: Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả?

 

7. Sự liên quan giữa chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh, xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số như thế nào?

Đô thị thông minh là đô thị chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số đô thị chính là xây dựng đô thị thông minh. Trong đô thị thông mình thì có quản trị thông minh, trong quản trị thông minh thì phản ánh trong chính nội hàm chuyển đổi số, kinh tế thông minh chính là kinh tế số. Khi triển khai tại địa phương cần đồng bộ với đề án chính phủ điện tử, chính phủ số, xây dựng đô thị thông minh.

Bản thân khái niệm đô thị thông minh ra đời trước chuyển đổi số, khi đặt vấn đề chuyển đổi số thì nội hàm của đô thị thông minh thay đổi theo.

Ví dụ: trong đô thị thông minh sẽ có y tế thông minh, giáo dục thông minh, … Cả hai cái này không bị giới hạn trong biên giới đô thị, nhìn sâu xa hơn thì không chỉ người dân sống trong đô thị mà cả người dân sống trong vùng núi, hẻo lánh thì vẫn cần giáo dục và y tế thông minh. Vì vậy, hiện tại khái niệm đô thị thông minh phải đặt trong tổng thể chuyển đổi số của địa phương.

Chuyển đổi số chính là phương thức để thực hiện các mục tiêu đó. Từ xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số cho đến xây dựng một đô thị thông minh.

Việc chuyển đổi số là một quá trình lâu dài đòi hỏi mọi người luôn cần tìm hiểu, học hỏi, thay đổi phù hợp. 

ISSI đã giải đáp một số câu hỏi thường gặp, hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu thêm về chuyển đổi số.