Các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công?

Phần mềm ERP là một trong những phần mềm quản trị doanh nghiệp đứng đầu về hiệu quả của thế giới. Vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp tìm đến giải pháp này để cải thiện hiệu suất công việc, tối ưu nguồn lực công ty, nắm bắt kịp thời tình hình doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, cho thấy ERP đem đến rất nhiều kết quả vượt bậc cho các công ty triển khai thành công nó. 

1. Vinamilk – Phần mềm ERP – Bước đà đột phá của ông lớn Vinamilk

Trước khi sử dụng ERP

Trước khi Vinamilk sử dụng phần mềm ERP cho hoạt động quản lý sản xuất, quản lý chiến lược kinh doanh hay quản lý mua bán hàng hóa thì Excel và một số phần mềm lỗi thời khác đã được áp dụng cho từng quy trình.

Điều này tạo ra những hạn chế và khó khăn vô cùng lớn với một doanh nghiệp đa dạng về sản phẩm và có quy mô phát triển tầm cỡ như Vinamilk. 

Khó khăn trong việc quản lý đầu vào và đầu ra hàng hóa. Hoạt động hạch toán chi phí chưa hiệu quả. Thiếu sự đồng bộ giữa các khâu. Dữ liệu khó chia sẻ và truyền tải. 

Những đột phá phần mềm ERP mang lại cho Vinamilk

ERP – Bước đà đột phá của ông lớn Vinamilk

Vinamilk đã ứng dụng phần mềm ERP vào năm 2007, nhằm tạo nên một nền tảng kết nối và xuyên suốt tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp một cách dễ dàng nhưng rõ ràng và hiệu quả.

Chỉ với 2 năm thử nghiệm sử dụng phần mềm ERP, Vinamilk đã có được những thu hoạch rất khả quan với quá trình quản lý của mình. Việc kết nối toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp đã được thực hiện một cách vô cùng ổn định. Từ trụ sở chính, các kho hàng, nhà máy, cho đến hệ thống bán hàng trên toàn quốc đều có những liên kết vô cùng rõ ràng. Tạo nền tảng và cơ sở vô cùng thuận lợi cho việc quản lý và nắm bắt cơ sở dữ liệu của từng điểm được xây dựng. Với sự ổn định trong việc vận hành và triển khai dựa trên phần mềm ERP của Vinamilk, doanh nghiệp đã nâng cao được lợi thế cạnh tranh, lọt vào top 200 công ty có doanh thu lên tới tỷ USD tốt nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương.

2. Petrolimex – Tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công ERP trong kinh doanh xăng dầu

Trước khi áp dụng ERP, Petrolimex đã sớm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu nội địa trong những năm gần đây, việc quản trị hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn đòi hỏi thông tin minh bạch, kịp thời và chuẩn xác. Trong khi hệ thống quản lý phân tán, dữ liệu rời rạc không thể tiếp tục nâng cấp phát triển để đáp ứng nhu cầu mới, việc triển khai ERP là yêu cầu cấp bách, xuất phát từ nội tại Petrolimex.

ERP đã đáp ứng nhu cầu chủ động khai thác, phân tích thông tin

Khi áp dụng ERP tại Petrolimex, đã đáp ứng nhu cầu chủ động khai thác, phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu tập trung tại Công ty mẹ. Bảo đảm các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời để ra quyết định. 

Kiểm soát theo sát thời gian thực các dữ liệu hàng hóa, kế toán, tài chính. Chủ động kiểm soát phát hiện các lỗi để hỗ trợ khắc phục kịp thời, bảo đảm tính tuân thủ quy trình của các cá nhân tham gia hệ thống.

Bảo đảm tính tin cậy cao đối với các số liệu như doanh thu, tồn kho, giá vốn,… để điều hành doanh nghiệp, báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện các mục tiêu lớn và các cân đối vĩ mô.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, khi áp dụng ERP – lãnh đạo Petrolimex có thể khai thác thông tin mọi lúc mọi nơi để điều hành và kiểm soát họat động của doanh nghiệp. 

Tham khảo thêm: Phần mềm ERP giá bao nhiêu? Chi phí triển khai ERP như thế nào?

3. Vietinbank – chuẩn hóa nghiệp vụ ngân hàng với ERP

Quy mô phát triển nhanh chóng đã khiến cho Vietinbank gặp những khó khăn nhất định khi sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu cũ. Trong khi đó, nguy cơ dữ liệu bị lặp do các nghiệp vụ kế toán tài chính phức tạp. Quản lý nguồn nhân lực kém do số lượng nhân viên quá lớn. Hiệu suất ra quyết định thấp do quá trình phân tích, tập hợp báo cáo từ hệ thống cũ tốn quá nhiều thời gian. 

Vietinbank – chuẩn hóa nghiệp vụ ngân hàng với ERP

Vietinbank lựa chọn triển khai ERP với những công cụ quản lý đã được tích hợp, giúp quản lý tài chính nội bộ, quản lý nguồn nhân lực, bảng lương, …đem lại hiệu quả rõ ràng. ERP đã giúp công tác quản lý kế toán nội bộ của Vietinbank được tập trung hóa, từ đó chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ kế toán nội bộ.

Đồng thời, doanh nghiệp có công cụ để xây dựng, quản lý ngân sách, truy xuất báo cáo, hạn chế lặp dữ liệu,…

4. Thủy sản Minh Phú

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đưa hệ thống quản trị doanh nghiệp SAP ERP vào vận hành tại các công ty thành viên.

ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh theo chuỗi

Hệ thống SAP ERP đã vận hành tại Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu Giang đã đáp ứng được mục tiêu chuyển đổi số: hệ thống vận hành tập trung 24/7 và là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Cung cấp số liệu theo thời gian thực giúp doanh nghiệp kịp thời ứng phó với biến động thị trường như giá tôm nguyên liệu, tỷ giá,… Đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông Lê Văn Điệp – TGĐ Minh Phú Cà Mau cho biết tiếp tục mở rộng những giá trị đã đạt được tại Minh Quí, Minh Phát. Minh Phú tin tưởng rằng hệ thống SAP cung cấp nền tảng góp phần không nhỏ vào thành công hiện tại của Tập đoàn Minh Phú cũng như thực hiện được sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.

Đối với ngành thủy sản, việc ứng dụng giải pháp quản trị tổng thể ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh theo chuỗi, từ khâu nhận đơn hàng, sản xuất theo đơn hàng, theo dõi tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, tập hợp hàng hóa sau sản xuất, đóng container và xuất đến khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra chất lượng nhanh chóng và chính xác. 

Tham khảo thêm: Phần mềm ERP là gì? Lợi ích của ERP mang lại như thế nào?

5. Giấy Sài Gòn 

ERP hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát các hoạt động chung

Với hệ thống công nghệ thông tin cũ, Giấy Sài Gòn nhận thấy việc quản lý số liệu thiếu hiệu quả bởi thông tin giữa các bộ phận thường xuyên không đồng nhất. Trong khi đó, việc đầu tư mở rộng hệ thống sản xuất và bộ máy nhân sự ngày càng phình to tạo ra nhiều thách thức khiến doanh nghiệp buộc phải chọn một giải pháp phù hợp để xử lý vấn đề hiệu quả.

Với hệ thống ERP, dữ liệu thường xuyên được cập nhật đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt giữa toàn bộ hệ thống. Từ đó, tạo chuỗi thông tin xuyên suốt, hỗ trợ việc ra quyết định của các bộ phận và lãnh đạo công ty. Nhìn chung, giải pháp ERP đã tạo ra một cơ chế hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát các hoạt động chung của Công ty Giấy Sài Gòn.

6. Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường (TCI) 

Ra đời năm 2006, Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường (gọi tắt là TCI). TCI là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực gia công cơ khí chính xác và chế tạo máy tích hợp tự động hóa tại Việt Nam.

ERP đã giúp nhà máy TCI giảm chi phí sản xuất

Trải qua 05 năm chuyển đổi số bằng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Nhà máy TCI đã được vận hành một cách tự động hóa gần như hoàn toàn, đến 90%. TCI cũng đang tiến hành xây dựng thêm Nhà máy mới và đã đi vào hoạt động trong năm 2021. 

TCI đã sớm áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế như ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; 5S; KAIZEN, LEAN… vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Song song với đó là hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP đã giúp nhà máy TCI giảm chi phí sản xuất, liên thông các phòng ban nâng cao hiệu suất, nhà máy thông minh hơn và dễ quản lý hơn từ đó tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và vươn lên mạnh mẽ.

Tham khảo thêm: 10 dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP?

Kết luận

Ngoài các doanh nghiệp ISSI phân tích phía trên, còn có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng ERP và gặt hái nhiều thành công: Vingroup, Thực phẩm GN, Lương thực Miền Nam, Hoàng Minh Office, … 

ISSI là công ty phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp quản trị doanh nghiệp, để được tư vấn thêm về ERP hoàn toàn miễn phí, bạn liên hệ với chúng tôi tại đây nhé!