Đâu là hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME hiệu quả?

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chuyển đổi số được đẩy mạnh trong Bộ máy nhà nước, nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Cụ thể bộ Công thương đã thực hiện trong nhiều hội nghị xúc tiến thương mại trực tuyến. Giúp thương hiệu các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận đối tác, thị trường quốc tế có hiệu quả ngay tại “nhà.”

Có tới 98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới, đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Vậy đâu mới là hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp một cách đúng đắn, cùng ISSI theo dõi bài viết sau nhé!

1. Tình hình Chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.

Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) …

Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).

Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Việt Nam đã có chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025 và định hướng tới năm 2030, với 3 trụ cột về kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. Trong quá trình đó, Việt Nam xác định người dân là trung tâm, là chủ thể.

Hiện tại, Việt Nam đang triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, theo đó, mục tiêu tới năm 2025, có 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ Chương trình  và tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số. Chính phủ có nhiều hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông.

Tham khảo thêm: Chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số hiện nay

2. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Điểm mạnh – Điểm yếu của SMEs
Cơ hội và Thách thức

3. Vấn đề chuyển đổi số của SMEs

Khảo sát do VCCI và JETRO thực hiện với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2020 cho thấy:

  • 55,6% doanh nghiệp từ chối chuyển đổi số vì cho rằng chi phí cao
  • 38,9% từ chối vì thiếu cơ sở hạ tầng CNTT
  • 32,3% từ chối vì thiếu nhân lực CNTT

Rào cản khiến SMEs không dám chuyển đổi số

Muốn chuyển đổi số, SMEs cần thiết lập lại quy trình, chuẩn hóa quy trình, phân tích đánh giá đưa thêm các hệ thống cần thiết. Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên SMEs nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi này.

Nhưng để chuyển đổi số, họ buộc phải phải sử dụng nhiều hệ sinh thái khác nhau, thiếu đồng bộ, khó quản lý. Ngoài ra còn có các rào cản khác như:

  • Cho rằng doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi số
  • Cần nhiều tiền
  • Cần nền tảng công nghệ
  • Cần chuyển đổi số nhân lực công nghệ

Nguyên nhân khiến SMEs chuyển đổi số thất bại

  • Doanh nghiệp chưa xác định rõ mục tiêu và động lực chuyển đổi số
  • Lãnh đạo thiếu tầm nhìn tư duy, hạn chế trong nhận thức về chuyển đổi số
  • Nóng vội áp dụng nhiều thay đổi cùng một lúc, không có lộ trình rõ ràng
  • Chưa dám đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, chuyển đổi số nữa vời

Nhu cầu chuyển đổi số của SMEs Việt Nam hiện nay

  • 97% doanh nghiệp tại Việt Nam là Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 80 – 90% máy móc sử dụng trong các DN là công nghệ cũ
  • 72% DN SMEs đang tìm cách chuyển đổi số để đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường

Hành trình chuyển đổi số cho SMEs

  • Chuẩn bị và xây dựng chiến lược, kế hoạch
  • Hạ tầng CNTT (hạ tầng số)
  • Giải pháp công nghệ (Nền tảng số)
  • Dịch vụ số

Vấn đề cần cân nhắc

  • Tự xây dựng chiến lược kinh doanh số hay thuê ngoài?
  • Mô hình Chuyển đổi số: từ từ (gradual transformation – khoảng 4-8 năm) hay đột phá (qua M & A) hợp tác với đối tác công nghệ? Chia sẻ thông tin, dữ liệu?
  • Chiến lược nào (tiên phong?, theo sau?, hay tụt hậu?).

Tham khảo thêm: Yếu tố chính quyết định đến sự thành công của chuyển đổi số?

4. Giải pháp chuyển đổi số

Năm 2020 có 101.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Đầu năm 2021 có 90.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh

Tác động của Covid-19 cho cái nhìn trực quan về lợi ích của việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Có thể nói, Covid-19 thúc đẩy, tạo áp lực để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một đòn bẩy để họ phát triển chuyển đổi số. Chuyển đổi số giúp SMEs từ sống sót đến bức phá.

Khảo sát của Vinasa cho thấy, có 69% doanh nghiệp không biết chọn đối tác nào, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết cách làm. Vậy giải pháp nào giúp SMEs có định hướng và bước đi rõ ràng trong chuyển đổi số ?

Khung chuyển đổi số

  • Cấp 1: Sẵn sàng: Chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh thiết yếu
  • Cấp 2: Tăng tốc:  Tự động hoá các các hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Cấp 3: Sử dụng các dữ liệu lớn khám phá ra thị trường mới, sản phẩm mới

Giải pháp cơ bản: Doanh nghiệp nào cũng cần: tài chính kế toán, kinh doanh, mar, nhân sự, các hđ điều hành khác

Giải pháp chuyên dụng: Mỗi doanh nghiệp, ngành nghề sẽ sử dụng các giải pháp khác nhau

Giải pháp đối với doanh nghiệp 

  1. Tìm hiểu, đánh giá tác động của chuyển đổi số đối với lĩnh vực, doanh nghiệp mình; 
  2. Xây dựng và thực thi chiến lược/mô thức kinh doanh phù hợp với hội nhập và thời đại số (“Doanh nghiệp kinh doanh số”); lưu ý vấn đề văn hóa kinh doanh
  3. Nghiên cứu, tính toán phương án tối ưu về đầu tư CNTT;
  4. Thay đổi mô thức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; có chính sách bố trí, sắp xếp nhân lực khi hội nhập và thực hiện kinh doanh số; tạo lập môi trường đổi mới và sáng tạo, tăng năng suất lao động; 
  5. Tăng cường hợp tác và kết nối (thí dụ, giữa doanh nghiệp với Cty logistics, nhà cung cấp..v.v.); chủ động và tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước, khu vực 
  6. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro CNTT 
  7. Xây dựng, quản lý, khai thác và phân tích cơ sở dữ liệu, hệ thống MIS; tạo lập và/hoặc tham gia hệ sinh thái 
  8. Kiến nghị, tham gia xây dựng khuôn khổ pháp lý cho công nghiệp số, thương mại số 
  9. Hỗ trợ nâng cao kiến thức, nhận thức của khách hàng và cơ quan quản lý về hội nhập và chuyển đổi số

Nhà cung cấp giải pháp tiêu biểu:

  • Phần mềm kế toán: ISSI online, Misa, Fast, Smartpro Online, 3Asoft
  • Hoá đơn điện tử: Misa, Viettel E-invoice, E-invoice, FPT Einvoice
  • Sử dụng văn bản hợp đồng điện tử: Misa, FPT Econtract, C-contract, Efy-econtract
  • Tự động hoá nhập liệu chứng từ, hoá đơn: Misa, VNPT, FPT
  • Kiểm tra tính đúng đắn của hoá đơn: Misa, E-invoice, VNPT, FPT
  • Kết nối ngân hàng điện tử: Misa, Fast, Bravo
  • Trao đổi thông tin chứng từ qua thiết bị di động: Misa
  • Quản lý tập trung tài liệu, dữ liệu khách hàng: Misa, Cloud-office, Fastword
  • Kết nối với CSDL thuế, cơ quan nhà nước: Misa
  • Tham gia vào nền tảng kết nối kế toán dịch vụ: Misa

5. Hướng chuyển đổi số cho một số ngành

Chuyển đổi số cho ngành Nông nghiệp:

  • Chuyển đổi hệ thống cung cấp hàng hóa lên trên môi trường số, đưa lên sàn giao dịch tỉnh, vùng, quốc tế,
  • Đưa lên mô hình đám mây, số hoá dữ liệu sản xuất, ghi nhận, minh bạch hóa thông tin về đầu ra của nông sản, tăng giá trị cho nông sản trên thị trường

Chuyển đổi số cho ngành Sản xuất:

  • Đặt hàng tự động, lên đơn hàng, chuyển xuống sản xuất, quản lý cung ứng
  • Giải pháp mã vạch quản lý sản xuất, quản lý sản phẩm đầu ra cuối cùng

Chuyển đổi số Quản trị doanh nghiệp:

  • Các vấn đề cần quan tâm: Nguồn lực, con người, tài chính
  • Nâng cao năng lực quản trị
  • Thay đổi cách làm việc bị động, thủ công.
  • Chuyển đổi số từ những nơi mà ta có chiến thắng nhanh nhất có thể, ưu tiên nhìn thấy kết quả ngay.
  • Tài chính, bắt đầu với ứng dụng miễn phí để làm quen với công nghệ, khi thấy Chuyển đổi số có kết quả, đang hiệu quả, thì chúng ta nghiên cứu các đơn vị cơ giải pháp cao hơn, có trả phí.

Chuyển đổi số cho ngành xây dựng

  • Bắt đầu từ hiện trạng của doanh nghiệp, xây dựng nền tảng thống nhất chung cho toàn doanh nghiệp, tạo kênh kết nối toàn thể toàn bộ nhân viên, doanh nghiệp, đối tác.
  • Tự động hóa quy trình kết nối văn phòng với công trường, công trường với công trường, đảm bảo kết nối xuyên suốt.

6. Thách thức và quản lý rủi ro

Thách thức chủ yếu khi triển khai mô hình kinh doanh số

  • Thay đổi văn hóa và mô hình quản lý/kinh doanh 
  • Cam kết, nhất quán của lãnh đạo các cấp
  • Cân bằng giữa CNTT và quản lý/kinh doanh
  • Quản lý rủi ro kinh doanh số
  • Nền tảng CNTT của doanh nghiệp và quốc gia
  • Sự trì trệ, chậm thay đổi của cơ quan quản lý; và nhận thức, hiểu biết của khách hàng, đối tác. 

Quản lý rủi ro kinh doanh số

  • Phát triển nguồn nhân lực phù hợp (kỹ năng, nhận thức và văn hóa kinh doanh)
  • Tạo động lực đổi mới, sáng tạo (cả thưởng vật chất và ghi nhận, chấp nhận rủi ro được phép…) 
  • Quản lý các vấn đề xuyên biên giới (pháp lý, thuế, tiết lộ thông tin, bảo vệ dữ liệu..)
  • Quản lý truyền thông, thông tin trên mạng xã hội 
  • Nâng cấp nền tảng CNTT (IT replatforming) 
  • Có kế hoạch quản lý rủi ro an ninh mạng, bao gồm cả rủi ro bên thứ ba (nhất là trong outsourcing).
Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2021

Chấp nhận rủi ro (trong tầm kiểm soát) và chuẩn bị công nghệ và nguồn nhân lực 4.0 và hội nhập là hết sức cần thiết

Lãnh đạo DN làm gì khác?

  • Môi trường kinh doanh VUCA: Volatility (biến động), Uncertainty (không chắc chắn), Complexity (phức tạp), và Ambiguity (mơ hồ)  
  • Dùng VUCA để vượt qua VUCA? VUCA: Vision (tầm nhìn) để ứng phó với Volatility, Understanding (hiểu biết) để vượt qua Uncertainty, Clarity (rõ ràng, minh bạch) để giảm thiểu Complexity, và Agility (linh hoạt thích ứng) để khắc phục tính Ambiguity.

Có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, nó là một giải pháp, là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành.

Trước tình hình đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài,  mỗi doanh nghiệp cần sớm vạch ra một kế hoạch chuyển đổi số đường dài để tập trung phát triển bền vững, tăng tính cạnh tranh và tận dụng tối ưu cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường.