Nhà lãnh đạo chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp. Tốc độ thay đổi của công nghệ đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo phải ngày càng chủ động thích ứng nhanh nhạy đối mặt với những thách thức.
Vậy trong một chiến lược chuyển đổi số dài hạn, liệu các nhà lãnh đạo đã hiểu hết được vai trò, tầm quan trọng hay những kỹ năng nào cần có hay chưa? Cùng ISSI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện cách thức vận hành, tổ chức của một tổ chức, tập thể hay bộ máy tổ chức. Sự thay đổi toàn diện này bắt đầu từ chính người lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ phải là người tiên phong trong chuyển đổi số. Nếu ngay cả người đứng đầu không dám thay đổi thì khó khuyến khích được sự thay đổi của nhân viên. Do đó, lãnh đạo nên mạnh dạn đi đầu trong việc thay đổi tư duy, ứng dụng chuyển đổi số ngay trong cách chỉ đạo, thực hiện công việc hàng ngày.
Thách thức lớn nhất để đạt được sự chuyển đổi số đó chính là sự chấp thuận của nhân viên đối với các công nghệ, chính sách, quy trình mới. Ngoài ra, quy mô của công ty càng lớn, nhân sự càng đông thì nỗ lực thuyết phục nhân viên chấp nhận sự thay đổi lớn này càng khó khăn hơn. Để tăng khả năng chuyển đổi số thành công, lãnh đạo cần có trách nhiệm thúc đẩy sự chấp thuận và nhiệt tình của nhân viên.
Ngoài ra, lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn để hiểu được tốc độ thay đổi của thị trường và khách hàng của công ty. Họ luôn phải sẵn sàng đón nhận mọi những thay đổi trong tổ chức. Do đó, lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, phát triển tổ chức từ đó nâng cao năng lực tổ chức để tăng khả năng thích ứng trước nhưng thay đổi bên trong và bên ngoài của cả doanh nghiệp.
2. Kỹ năng, phẩm chất lãnh đạo chuyển đổi số cần có
2.1. Giao tiếp
Các nhà lãnh đạo cần phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả với cấp dưới để thúc đẩy nhân viên đạt được kết quả mong muốn, đồng thời nhận được sự tôn trọng từ họ. Giao tiếp chính là cách nhanh nhất và là chìa khoá trong việc giúp nhà lãnh đạo kết nối, khám phá năng lực của nhân viên và gia tăng hiệu suất của công ty.
2.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn của người lãnh đạo đối với chuyển đổi số là khả năng nhận thức được vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Để thấy được kết quả của chuyển đổi số, cần thời gian thực hiện rất lâu. Trước đó, để giúp mọi người nhận ra và tin tưởng vào chiến lược chuyển đổi số, nhà lãnh đạo cần vạch ra được bức tranh sống động về lợi ích tuyệt vời mà nó đem đến. Từ đó, mọi người cùng nhau thực hiện tốt hơn để đạt được kết quả theo định hướng, mục đích của nhà lãnh đạo.
2.3. Truyền cảm hứng
Là một nhà lãnh đạo đang cố gắng tạo ra thứ gì đó chưa tồn tại thì khả năng truyền cảm hứng cho doanh nghiệp mình là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi mọi nhân viên bắt đầu chùn bước, chán nản vì sự thay đổi, không thấy được hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại, người lãnh đạo lúc này cần có khả năng truyền cảm hứng để nhân viên có động lực tiếp tục làm việc .Chỉ khi các nhà lãnh đạo làm được điều đó thì quá trình chuyển đổi số mới thực sự diễn ra.
2.4. Kiến thức số
Kiến thức số là một trong những năng lực mà mỗi cá nhân cần có trong môi trường số, đặc biệt là các nhà quản trị, những người định hướng và phát triển doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu từ Harvard Business Review và MIT thì với 1.000 CEO, 90% tin rằng doanh nghiệp của họ đang bị phá vỡ hoặc tái tạo bởi các mô hình kinh doanh kỹ thuật số.
Trong bối cảnh hiện nay, ngày càng có nhiều người hiểu rõ và nắm bắt nhanh chóng các công nghệ, cộng cụ Internet mới nhất. Nếu những nhà lãnh đạo cập nhật các kiến thức nhanh chóng, hiểu rõ và nắm bắt thông tin kịp thời sẽ trờ thành những nhà lãnh đạo chuyển đổi số giỏi nhất và sáng giá nhất. Do đó, lãnh đạo cần phải luôn trau dồi kiến thức để phục vụ nhu cầu phát triển liên tục của doanh nghiệp trước sự thay đổi không ngừng của thị trường.
2.5. Chiến lược
Chuyển đổi số cần có một chiến lược rõ ràng và chi tiết.
Những nhà lãnh đạo chuyển đổi số cần phải có khả năng thống nhất doanh nghiệp nếu họ chuyển đổi thành công. Họ phải nuôi dưỡng một nền văn hóa số đón nhận sự thay đổi. Để điều đó có thể xảy ra, cần có một chiến lược rõ ràng, mạch lạc, kế hoạch triển khai chuyển đổi số như thế nào là điều cần thiết.
Nhà lãnh đạo không chỉ có tầm nhìn rõ ràng về tương lai của công ty mà còn sẵn sàng cam kết các nguồn lực và thực hiện những thay đổi cần thiết để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Họ sẽ cần phải có tư duy và quan điểm về chiến lược chuyển đổi số tiến bộ hơn so với các nhà lãnh đạo khác nhằm bứt phá, vươn lên.
2.6. Đổi mới
Với sự thay đổi nhanh chóng trong thời đại kỹ thuật số, lãnh đạo phải sẵn sàng thử sức với những công nghệ mới, cần có sự thích ứng nhanh chóng và linh hoạt để tạo ra một nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp.
Đối với nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người lớn tuổi, điều này có thể là một thách thức khá lớn vì nó liên quan đến việc họ quay lưng lại với công nghệ hiện đại và trung thành với phương thức kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành doanh nghiệp mới tạo ra một cơ hội lớn để phát triển.
Chìa khóa của sự đổi mới đối với các nhà lãnh đạo là bắt kịp những phát triển trong lĩnh vực chuyển đổi số và đảm bảo lực lượng lao động được hòa nhập vào nền văn hóa coi trọng sự đổi mới và chấp nhận rủi ro khi thử nghiệm các nền tảng và công nghệ mới.
2.7. Chấp nhận rủi ro
Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg từng nói: “Rủi ro lớn nhất là không chấp nhận bất kỳ rủi ro nào. Trong một thế giới đang thay đổi thực sự nhanh chóng, chiến lược duy nhất được đảm bảo sẽ thất bại là không chấp nhận rủi ro ”
Đổi mới đều luôn có những rủi ro nhất định. Nếu là một người lãnh đạo không thể chấp nhận rủi ro, bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi số.
2.8. Khả năng thích ứng
Những thay đổi đột ngột trong ngành có thể phá vỡ hiện trạng, có khả năng làm trật bánh thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo chuyển đổi số sẽ là người có thể duy trì sự linh hoạt và dễ thích nghi, sẵn sàng đưa ra các quyết định nhanh chóng để có thể giữ cho công ty đi đúng hướng với tác động tiêu cực tối thiểu.
2.9. Phát hiện nhân tài
“Một nhà lãnh đạo tài năng là biết khai thác và tận dụng nhân tài”
Các nhà lãnh đạo chuyển đổi số không nhất thiết phải tự mình làm mọi thứ nhưng cần phải có khả năng phát hiện những điểm yếu cần cải thiện trong tổ chức của họ. Hơn nữa, họ cần có khả năng tuyển dụng và phát triển những tài năng tốt nhất để không chỉ hoàn thành các vai trò mà còn thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới thành công lớn hơn.
Qua bài viết trên ISSI hi vọng đã phần nào đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng và vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số nhé!
Tư vấn miễn phí
Liên hệ với chúng tôi để thảo luận về dự án của bạn và nhận báo giá miễn phí