Báo cáo nền Kinh tế số tại Đông Nam Á 2021

MỤC LỤC

1. Sự tăng trưởng của Đông Nam Á được thúc đẩy bởi thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm 

2. Nguồn vốn hồi sinh và cuộc đua “lên sàn” (IPO) 

3. Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số chứng kiến sự tăng trưởng đầy hứa hẹn trên tất các sản phẩm

4. Một làn sóng mới của doanh nghiệp số được thúc đẩy bởi đại dịch.

Báo cáo e – Conomy SEA hằng năm làm rõ hơn bức tranh tổng quan nền kinh tế Internet trong khu vực Đông Nam Á. Những nghiên cứu và phân tích sâu rộng được nêu trong báo cáo cho thấy rõ sự thay đổi do hành vi của người tiêu dùng do đại dịch dự kiến sẽ có tác động lâu dài đến các động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế số. Cùng theo dõi để mở ra cơ hội phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược khởi động cho hành trình phía trước.

1. Sự tăng trưởng của Đông Nam Á được thúc đẩy bởi thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm

Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế số Đông Nam Á tiến lên trong thập kỷ tới. Trong giai đoạn dẫn đầu mạnh mẽ đến năm 2030, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử có thể vượt 120 tỷ USD vào cuối năm 2021 ( tăng gấp đôi so với năm 2020) với tiềm năng đạt 234 tỷ USD vào năm 2025.

Tăng trưởng mạnh ở nhóm người tiêu dùng kỹ thuật số

Ngành vận chuyển – giao hàng nổi lên như một điểm sáng với tăng trưởng cùng kỳ 33% đạt 12 tỷ USD. Hiện dịch vụ đặt hàng thông qua mobile app, website, sàn thương mại điện tử đã có độ phủ rộng rãi, có 9 trong số 10 người tiêu dùng luôn sử dụng các dịch vụ trực tuyến để thỏa mãn nhu cầu mua sắm. Việc sử dụng hàng loạt cho thấy thói quen gọi món có thể sẽ tồn tại trong nhiều năm tới. Nếu mức độ thâm nhập và tỷ trọng tiếp tục tăng thì lĩnh vực này trong 1 thập kỷ tới có thể đạt đến quy mô của toàn bộ thị trường thương mại điện tử.

2. Nguồn vốn hồi sinh và cuộc đua “lên sàn” (IPO)

Các khoản đầu tư vào nền kinh tế Internet của Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Giá trị thương vụ đã lên tới 11,5 tỉ USD trong nửa đầu năm, vượt qua mức 11,6 tỉ USD cho cả năm 2020. Các nhà đầu tư coi Đông Nam Á là một điểm đến đầu tư sinh lợi dài hạn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số, tiếp tục thu hút phần lớn các khoản đầu tư (hơn 60% giá trị thương vụ). Hoạt động giao dịch gia tăng và định giá lớn hơn dẫn đến các vòng tài trợ lớn hơn đã thúc đẩy sự ra đời của 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới vào năm 2021, nâng tổng số lên 23.

Nhiều công ty công nghệ đang tìm hướng phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) như một con đường khả thi để huy động vốn hoặc cho phép các nhà đầu tư sớm kiếm tiền cho cổ phần nắm giữ của họ, đặc biệt là theo các quan điểm định giá vững chắc và cách tiếp cận niêm yết mới như các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).

3. Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số chứng kiến sự tăng trưởng đầy hứa hẹn trên tất các sản phẩm

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các dịch vụ tài chính kỹ thuật số đã có sự tăng trưởng lành mạnh, đặc biệt là trong việc áp dụng ví điện tử và A2A (tài khoản với tài khoản) được thúc đẩy bởi cả việc chấp nhận của người bán và người tiêu dùng.

Đến năm 2025, thanh toán kỹ thuật số được dự báo sẽ đạt trên 1,1 nghìn tỷ USD tổng giá trị giao dịch (GTV), tăng từ mức dự báo 707 tỷ USD vào năm 2021. Cho vay kỹ thuật số có thể chứng kiến dư nợ tăng 50% từ 26 tỷ USD vào năm 2020 lên 39 tỷ USD trong năm 2021, dẫn đầu bởi sự phục hồi của khẩu vị cho vay và sự tăng trưởng trong việc sử dụng các dịch vụ mua ngay – trả sau

4. Một làn sóng mới của doanh nghiệp số được thúc đẩy bởi đại dịch.

Theo nghiên cứu của Cisco, chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đóng góp 24 – 30 tỷ USD vào GDP của Việt Nam năm 2024 và góp phần phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt còn đang chậm chân trong cuộc đua chuyển dịch số. Một nhận định khác từ các chuyên trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp không còn là “cá lớn nuốt cá bé”, mà thực tế là “cá nhanh thắng cá chậm”. Doanh nghiệp nào có chiến lược chuyển đổi số chuyên nghiệp, phù hợp, triển khai bài bản sẽ giành ưu thế trên đường đua cạnh tranh.

Ngày càng có nhiều người thông thạo công nghệ

Mặc dù, Covid-19 mang đến thiệt hại nặng nề trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng đây lại là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi để ứng phó trước những thách thức trước mắt và lâu dài. Nhiều chuyên  gia nhận định: Chuyển đổi số chính là bước đà giúp các doanh nghiệp thích nghi, phục hồi và phát triển trong tương lai. 

Đại dịch toàn cầu khiến ngành sản xuất hầu như bị đóng băng, đứt gãy chuỗi cung ứng, sự dịch chuyển sang môi trường cộng nghệ không phải chỉ là điều cần thiết mà là vấn đề sống còn. Doanh nghiệp nào có chiến lược chuyển đổi số bài bản, nhanh chóng, phù hợp sẽ giành ưu thế trên đường đua.